Ngày nay, sự xuất hiện của giấy carton trong cuộc sống là cực kỳ nhiề. Chúng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất các loại bao bì, thùng đựng bằng giấy. Nhờ sự xuất hiện của giấy Carton mà nhiều doanh nghiệp sẽ có những giải pháp đựng, bảo quản sản phẩm với giá rất rẻ.
Nếu hôm nay bạn cần tìm hiểu giấy carton là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chúng như thế nào thì hãy xem bài viết sau đây của Sắc Kim bạn nhé.
Giấy carton là gì? Giấy bìa cứng là gì?
Giấy carton (giấy bìa cứng) là loại giấy thường dùng để đóng gói các sản phẩm, mặt hàng để thuận tiện trong việc bảo quản, lưu trữ hoặc di chuyển. Hiện nay, có nhiều loại carton đang được buôn bán trên thị trường nhưng phổ biến nhất là loại carton sóng. Vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến loại carton này nhiều hơn và đưa ra quy trình sản xuất của chúng.
Giấy carton sóng sẽ có 3 lớp bao gồm: 2 mặt trên là giấy carton giày, phẳng để làm bề mặt giấy còn lớp giữa là 1 lớp giấy khác được sản xuất uốn lượn theo hình dạng sóng biển. Khi làm theo kiểu như thế này thì giấy sẽ tạo được 1 khoảng đệm ở giữa giúp bảo vệ các loại hàng hóa, sản phẩm trong việc di chuyển tốt hơn, tránh bị va đập.
Ngoài sản xuất giấy carton 2 lớp thì hiện nay doanh nghiệp còn sản xuất các loại giấy carton dày khác là 5 lớp, 7 lớp và 9 lớp. Số lớp càng dày thì giấy carton càng bền và bảo vệ sản phẩm tốt hơn.
Cấu tạo của giấy carton bao gồm những gì?
Trước khi đi vào cấu tạo của loại giấy này thì chúng tôi phải dành lời khen và vô cùng ngưỡng mộ những người đã sáng chế nên loại giấy này. Chỉ từ những lớp giấy mỏng ban đầu, nhà sãn xuất đã làm nên loại giấy chịu được sức va đập tốt và giúp bảo vệ sản phẩm an toàn khi tới tay người tiêu dùng.
Những thành phần nguyên liệu sản xuất nên giấy carton
Để sản xuất giấy carton thì nhà sãn xuất cần phải có 3 nguyên liệu chính là giấy, Polyethylene và nhôm.
Thành phần
Giấy carton sẽ được sản xuất dựa trên bột gỗ tự nhiên hoặc dùng các loại giấy cũ để tái chế lại. Đây là nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất khi tiến hành sản xuất loại giấy này.
Loại giấy được dùng làm nguyên liệu sẽ được xử lý qua các công đoạn khắt khe để tạo thành loại giấy cuối cùng để sản xuất. Sau khi xử lý giấy xong thì tùy theo phân khúc giấy bìa cứng doanh nghiệp phân phối mà sản xuất theo quy trình thông thường hoặc cao cấp.
Polyethylene
Polyethylene là 1 loại nhựa dẻo khi nhập khẩu vào Việt Nam thì thường được gọi với tên PE hay Polyetylen. Đây là 1 loại nhựa hữu cơ được sản xuất trên các phản ứng trùng hợp. Chúng có tính chất cơ học tốt nên có thể được dùng để tăng độ bền cho giấy bìa cứng, nhờ đó sẽ giúp loại giấy này bảo vệ sản phẩm tốt hơn.
Mặc dù tỷ lệ PE trong giấy carton thấp nhưng nhà sản xuất đã tính toán với lượng phù hợp để bán với nhiều phân khúc và phục vụ cho từng mục đích khác nhau trong thực tế.
Nhôm
Mặc dù nghe qua tên thì bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng nó có trong thành phần làm các loại giấy nhưng bạn đã nhầm. Nhôm cũng có 1 tỷ lệ rất nhỏ trong quy trình sản xuất các loại giấy làm thùng carton. Chúng góp phần làm cho giấy được sắp xếp theo thứ tự cố định và nhà sản xuất sẽ tính toán lượng nhôm phù hợp với từng loại giấy.
Cấu trúc giấy carton
Nhìn chung thì giấy carton sẽ được chia thành nhiều loại dựa theo cấu trúc của giấy. Và người ta sẽ dựa vào tỷ lệ của các thành phần làm nên nó mà chia thành nhiều cấu trúc khác nhau.
Phân chia cấu trúc giấy carton theo độ dày
Cấu trúc phổ biến nhất của giấy carton sẽ là 1 lớp giấy ở mặt trên xong tới lớp giấy sóng. Tùy vào từng phân khúc mà các lớp giấy này sẽ có độ dày khác nhau.
Các lớp sóng ở giữa giấy Carton sẽ có nhiều độ dày khác nhau và hiện nay người ta thường chia chúng thành 4 lớp độ dày là A, B, C, E. Mỗi loại sóng có từng tính chất khác nhau nên sẽ tạo nên những độ dày khác nhau cho giấy bìa cứng.
Các mức sóng giấy phổ biến và tính chất của chúng
Loại sóng A: sóng giấy này có độ dày khoảng 4.7mm và số bước sóng là 33 cái trên 30cm giấy. Loại sóng này cho phép phân tán lực khi có lực tác động vào bề mặt giấy rất tốt, thường dùng để làm ra giấy gói hàng.
Loại sóng B: sóng giấy này có độ cao tầm 2.5mm và số lượng sóng khoảng 47 cái trên 30cm giấy. Với tính chất này thì loại sóng B sẽ áp dụng cho những mặt hàng thường xuyên đi chuyển bằng đường bưu điện và thương xuyên chịu sự va đập.
Loại sóng C: sóng giấy này có độ cao tầm 3.6mm và số bước sóng khoảng 39 bước trên 30cm giấy. Giấy có bước sóng nằm giữa 2 loại sóng A và B nên đồng thời sẽ có tính chất của 2 loại trên nhưng mức độ phân tán lực cũng như chịu va đập xuyên thủng sẽ kém hơn 1 chút.
Loại sóng E: đây là loại sóng có độ dày thấp nhất trong 4 loại sóng khi chúng chỉ có độ dày khoảng 1.5mm. Sẽ có 90 bước sóng trên 30cm giấy và loại này có khả năng chịu lực cực tốt tuy nhiên chỉ sử dụng mới những sản phẩm có giá trị thấp hoặc nhẹ.
Tỷ lệ thành phần nguyên liệu ảnh hưởng tới cấu trúc của giấy bìa cứng
Như đã được đề cập ở trên thì các thành phần làm nên giấy carton sẽ có 1 tỷ lệ nhất định. Các loại giấy carton sản xuất trên thị trường hiện nay thường có độ dày như sau:
- Giấy: chiếm tỷ lệ 74%
- Polyethylene: chiếm tỷ lệ 22%
- Nhôm: chiếm tỷ lệ 4%
Với tỷ lệ nguyên liệu sản xuất thùng giấy carton như thế này thì chúng sẽ có khả năng chống chịu thời tiết ngoài môi trường và nhiệt độ thông thường. Còn nếu trường hợp lưu trữ trong kho lâu dài chống mối mọt thì tỷ lệ này sẽ được thay đổi cho phù hợp.
Trong môi trường nhiệt độ cao thì người ta sẽ tăng tỷ lệ giấy lên và giảm tỷ lệ Polyethylene đi.
- Giấy: chiếm tỷ lệ 80%
- Polyethylene: chiếm tỷ lệ 20%
Phân loại các loại giấy carton hiện nay
Giấy carton hiện nay ngoài độ dày sóng còn được phân loại dựa trên số lớp. Các lớp phổ biến nhất thường được các nhà sản xuất làm chính là 3 lớp, 5 lớp và 7 lớp.
Giấy carton 3 lớp
Loại giấy này có thành phần cấu tạo từ 3 lớp giấy khác nhau trong đó có 2 lớp giấy bề mặt và 1 lớp giấy sóng. Lớp giấy sóng dày hay mỏng sẽ tùy theo sự lựa chọn của khách hàng và độ dày sẽ theo 4 loại sóng chúng tôi liệt kê cho bạn ở trên.
Giấy 3 lớp khi được phân phối sẽ có độ dày và khối lượng phù hợp để đóng gói các mặt hàng. Hiên nay, loại giấy có sóng B và C đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong việc đóng gói các mặt hàng.
Giấy carton 5 lớp
Giấy carton 5 lớp sẽ có cấu tạo từ 5 lớp giấy trong đó lớp giấy bề mặt sẽ được làm loại giấy 2 lớp ép vào nhau còn lớp giữa thì vẫn là 1 lớp sóng. Hai lớp giấy trên bề mặt sẽ có 1 lớp sóng nhỏ xen kẽ ở giữa và một lớp sóng cao nằm ở trung tâm để bảo vệ tốt nhất.
Giấy carton 7 lớp
Giấy carton 7 lớp sẽ được cấu tạo từ 7 lớp giấy và sẽ sử dụng 4 lớp giấy sóng cùng 4 lớp giấy phẳng. Loại sóng được áp dụng để làm giấy carton 7 lớp chính là sóng BCE. Ngoài ra thì các nhà sản xuất cùng phối hợp thêm các loại sóng khác nhưng chúng ta sẽ rất hiếm thấy.
Giấy carton hiện nay thường được bán để người dùng làm đồ handmade hoặc làm một số mô hình bằng giấy carton. Bên cạnh đó, đây là 1 loại giấy cực kỳ bền, dày thích hợp cho khâu đóng gói vận chuyển các sản phẩm.
Một số loại giấy carton khác
Ngoài 3 loại giấy carton trên là phổ biến nhất thì chúng ta còn 2 loại khác là giấy carton 2 lớp và 9 lớp.
Loại giấy carton 2 lớp sẽ không có lớp sóng ở giữa như giấy được dùng làm thùng đựng hàng mà chúng thường chỉ dùng để lót bảo vệ hoặc bộ sung cho thùng carton chính. Về carton 9 lớp giấy thì hiện nay tại Việt Nam hầu như không có nhập vật liệu này do chúng không được sử dụng nhiều và có giá đắt.
Quy trình sản xuất giấy carton theo tấm phổ biến hiện nay
Quy trình các bước sử dụng giấy carton hiện nay là sẽ được phổ biến qua nhiều công đoạn khác nhau và chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng bước ngay sau đây:
Lựa chọn chất liệu sản xuất
Việc lựa chọn chất liệu đầu vào là công đoạn hết sức quan trọng vì nguyên liệu đầu vào tốt thì sản phẩm đầu ra mới tốt được. Khi có những chất liệu tốt, chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ có chất lượng tốt nhất.
Nguyên liệu sản xuất giấy carton hiện nay được chia thành 2 đầu vào: 1 là đơn vị tự sản xuất và tự làm, 2 là phải nhập nguyên liệu từ nơi khác để sản xuất giấy carton.
Chạy sóng giấy
Bước thứ 2 chúng ta sẽ làm là sản xuất giấy sóng theo các quy chuẩn mà chúng ta đã nêu ở trên. Quy trình sản xuất sóng giấy sẽ được kiểm tra chặt chẽ và không để xảy ra lỗi kỹ thuật nào. Giấy sóng sẽ được cho vào máy dập sóng để tiến hành sản xuất và người vận hành sẽ cài đặt bước dập sóng sao cho phù hợp với 4 tiêu chuẩn ở trên.
Cán lớp mặt phía trên
Bước 3 người sẽ cán lớp giấy carton phẳng lên lớp sóng giấy để tạo ra chất liệu giấy carton nhiều lớp. Với các bước hoàn thiện như thế này thì các lớp giấy carton sẽ được kết nối với nhau nếu thành phẩm có bề mặt mịn thì có nghĩa là các lớp giấy ở phía mặt đã dính tốt với lớp sóng.
Liên kết giữa các lớp giấy tốt sẽ tạo cho giấy carton 1 độ bền chắc chắn và có khả năng chịu va đập cũng như xuyên thủng tốt. Máy cán lớp mặt sẽ được hoat động hiệu quả để tạo ra những sản phẩm giấy carton chất lượng phù hợp với người sử dụng.
Cắt giấy
Sau bước cán các lớp giấy thì bước cuối cùng là người ta sẽ cắt ra thành các khổ tiêu chuẩn để phân phối ra thị trường. Nếu bạn có đặt làm thùng carton theo các kích thước tiêu chuẩn thì nhà máy cũng sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện các thùng carton này.
Như vậy, sau 4 bước chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất giấy sóng và cán các lớp giấy lên bề mặt thì chúng ta đã có được sản phẩm hoàn chỉnh.
Ưu điểm và nhược điểm của giấy Carton là gì?
Ưu điểm
Giấy carton rất dễ cắt thành nhiều khổ cho khách hàng sử dụng và có nhiều kiểu lắp ghép khác nhau để có được sản phẩm hoàn chỉnh nhất. Cụ thể hiện nay khách hàng có thể lựa các loại gi công carton như: carton dán, carton đóng ghim hoặc carton gài.
Giá thành rẻ: vì giá thành nhập giấy rất rẻ nên sử dụng giấy carton để gói hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn các loại giấy khác.
Khả năng chịu lực va đập tốt: sản phẩm này có khả năng chịu được lực va đập tốt do có thiết kế sóng giấy. Nhờ vậy khả năng chịu lực và phân tán lực ra ngoài sẽ tốt, đảm vệ cho mặt hàng bên trong.
Đa dạng về mẫu mã và chủng loại: giấy carton hiện nay thường được làm với mặt hơi nhám và có nhiều bước sóng cho khách hàng lựa chọn. Việc in ấn lên giây carton cũng khá rẻ và phù hợp với mọi doanh nghiệp đang muốn in bao bì hiện nay.
Nhược điểm
Khó lưu trữ được trong thời gian lâu dài: nhược điểm đầu tiên của loại giấy này là doanh nghiệp khó có thể sử dụng trong thời gian dài vì chúng dễ bị hỏng khi gặp độ ẩm hoặc nước. Giấy carton khi đựng hàng trong kho lâu có thể bị mối, mọt ăn hoặc dễ bị mùn ra.
Dễ cháy: khi bắt lửa hoặc nhiệt độ cao thì giấy carton rất dễ cháy vì thế khi làm kho bãi nên chuẩn bị các phương pháp phòng chống cháy nổ phù hợp.
Kị nước: khi gặp nước thì các lớp giấy và sóng giấy sẽ dễ bị nhũn ra và làm hư hỏng sản phẩm, hầu hết giấy carton sau khi đã ngấm nước thì rất khó để sử dụng lại.
Lời kết
Qua bài viết này bạn đã biết được giấy Carton là gì? Các ứng dụng của nó và quy trình sản xuất giấy carton là như thế nào. Hy vọng bạn sẽ nắm được kiến thức về 1 loại giấy rất cơ bản trong nghành gói hàng và in ấn.