Giấy Metalize là gì? Ưu điểm, ứng dụng khi in giấy Metalize

Ghép màng Metalize là 1 công đoạn nhiều cơ sở in hiện nay hay làm để tăng tính bền bỉ, làm cho sản phẩm bền và có khả năng chống nước, sức chịu đựng tốt hơn. Nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều người biết đến loại giấy này. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giấy Metalize là gì và các ứng dụng của nó trong thực tế bạn nhé.

Giấy Metalize là gì?

Giấy metalize là 1 loại giấy hoặc màng được phủ lên 1 lớp kim loại (thường là màu vàng hoặc màu bạc), chúng thường cán lên bề mặt sản phẩm, bao bì với chức năng bảo vệ bao bì khỏi các tác động bên ngoài như anh sáng, nhiệt độ hay lực tác động vào.

Quy trình sản xuất giấy màng Metalize

Giống với các loại giấy in khác như: couche, ivory, bristol thì loại giấy màng này cũng được sản xuất theo quy trình riêng, người ta gọi đó là quy trình sản xuất giấy màng Metalize.

Giấy Metalize sẽ có bề mặt ánh kim giống như kim loại

Trên thị trường hiện nay thì các nhà sản xuất thường làm nên giấy Metalize nhờ 2 công nghệ chính sau đây:

Cán màng nhôm: họ sẽ sử dụng loại màng có thành phần từ nhôm cán lên vật liệu giấy với độ dày khoảng 9 – 12 micro. Phương pháp này ít được sử dụng do sự hao hụt nhiên liệu lớn, trong quá trình cán sẽ tốn nhiều màng.

Cán màng Metalize chân không: phương pháp sản xuất màng này sẽ được làm trên quy trình nấu chảy nhôm trong môi trường chân không với nhiệt độ trong đó khoảng 1500 độ, khi nhôm bốc hơi sẽ được bám vào mặt giấy và dính chắc ngay sau đó. Lớp nhôm này có định lượng rất nhẹ chỉ khoảng 0.1g/m2 và giúp tiết kiệm nguyên liệu khoảng 300 lần so với phương pháp cán màng nhôm ở trên.

Tại sao phải sản xuất màng metalize

Các loại bao bì hoặc giấy in sau khi được ép màng metalize sẽ mang lại nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với không cán, đây là điều mà những phương pháp in không thể tạo hiệu ứng được.

  • Giúp bao bì chống thấm nước, ít bị trầy xước hơn và không cho khí xuyên qua.
  • Cho màu sắc bao bì thêm lấp lánh, sinh động và thu hút khách hàng.
  • Có khả năng giữ màu cho bề mặt in lâu dài theo thời gian.
  • Giúp bảo vệ bao bì bền và dai hơn khỏi các tác nhân khác ngoài môi trường.
  • Được thiết kế theo quy trình khép kín và chất lượng, đảm bảo vệ sinh cho các bao bì sử dụng để đựng thực phẩm.
  • Làm tăng giá trị cho sản phẩm nhờ tạo được hiệu ứng bắt mắt từ kim loại.
mua giấy metalize

Giấy metalize được sản xuất trên nhiều loại hộp giấy đựng sản phẩm hiện nay

Với những ưu điểm vượt trội phía trên thì giấy Metalize hiện nay được ứng dụng nhiều trong những mặt hàng có bao bì hoặc làm hộp đựng cao cấp. Khi chọn sản phẩm có giấy Metalize thì bạn sẽ thấy được ưu điểm và giá trị của sản phẩm cũng được tăng lên. Hiện nay, người ta thường dùng giấy metalize để làm bao bì cho các loại sản phẩm như: bao bì thực phẩm, bao bì yến sao, bao bì nấm linh chi, hộp đựng rượu, hộp đựng quà tết, túi metalize…

Các loại giấy màng Metalize phổ biến hiện nay

Để bạn dễ dàng phân biệt là lựa chọn giấy Metalize cho phù hợp thì bạn hãy xem phân loại màng Metalize sau đây nhé:

  • MCPP: loại màng CPP sẽ được mạ kim loại có màu trắng mờ không như aluminium
  • MOPP: loại màng OPP sẽ được mạ kim loại có màu hơi sáng 1 chút (Si)
  • MBON: loại màng PA sẽ được mạ kim loại có màu trắng hơi sáng (Si)
  • MPET: loại màng PET sẽ được mạ kim loại có màu sáng bóng (Si)
màng metalize bạc

Giấy metalize được phủ kim loại nhôm

Quá trình ghép màng metalize hiện nay

Hiện nay, các loại giấy Metalize đều được sản xuất theo quy trình sau đây:

Phương pháp sản xuất Metalize gián tiếp

Quy trình sẽ bao gồm 4 bước như sau:

  • Bước 1: ban đầu, người ta sẽ phủ lên cuộn 1 lớp kim loại bằng phương pháp metalize hóa trong chân không, sau bước này thì chúng ta được 1 cuộn màng metalize.
  • Bước 2: sau đó, người ta sẽ ghép cuộn màng metalize lên bề mặt giấy thông qua 1 loại keo đặc biệt.
  • Bước 3: chờ keo khô để màng ổn định vào bề mặt giấy
  • Bước 4: tách lớp nhựa trên bề mặt giấy và lớp kim loại sẽ dính chắc trên bề mặt giấy.

Phương pháp sản xuất metalize trực tiếp

Quá trình làm Metalize trực tiếp sẽ được chia làm 2 bước như sau:

  • Bước 1: cuộn giấy sẽ được xử lý phủ varnish trước khi bước vào công đoạn metalized hóa.
  • Bước 2: cuộn giấy sau khi phủ sẽ được metalize hóa trong môi trường chân không.

Ưu và nhược điểm khi thực hiện 2 phương pháp này:

  • Chi phí thấp nên thuận tiện làm bao bì cho sản phẩm, không đôn giá sản phẩm lên làm cho chúng có tính cạnh tranh cao.
  • Quá trình thực hiện khá đơn giản, không quá phức tạp như các loại giấy cao cấp khác.
  • Hiện nay, chất lượng của 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp đều cho chất lượng tương đương nhau.
  • Sản phẩm có bề mặt bóng cao, đem lại sự bắt mắt thu hút cho khách hàng.
  • Có thể metalize hóa trên nhiều loại vật liệu in ấn hiện nay.
  • Có thể sử dụng cho những quà tặng có giá trị hoặc những sản phẩm cao cấp.

Giấy Metalize hiện nay đem lại nhiều hiệu quả cho các hình thức làm bao bì, hộp đựng sản phẩm kinh doanh. Qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn giấy metalize là gì và các ứng dụng phổ biến của nó. Hy vọng bạn sẽ có thêm 1 kiến thức hữu ích trong việc lựa chọn các sản phẩm in nhé.