Xuất định dạng file in ấn thế nào để có được bản in đẹp?

Để có được 1 sản phẩm đẹp thì người dùng cần xuất định dạng file in ấn cho đúng chuẩn. Tất cả có thể được xử lý thông qua những phần mềm thiết kế đồ họa quen thuộc như AI, Illustrator, Corel,…

Sau đây, Sắc Kim sẽ gửi đến bạn một số nội dung cần thiết khi bạn thực hiện xuất file khi in ấn nhé.

Các định dạng file được sử dụng để xuất file in ấn

Các định dạng file thiết kế ban đầu thường sử dụng để xuất ra file in là: .cdr, ai, .eps, .tif, .tiff, .psd. Nếu file thiết kế của bạn đã hoàn thiện thì có thể xuất ra định dạng .eps, tiff sẽ sử dụng rất tốt trong việc in ấn và hãy tránh sử dụng các file JPG, JPEG, PNG vì đây là định dạng ảnh khi phóng to lên sẽ có chất lượng kém, thành phẩm in ra không được nét.

Việc xuất ra file in ấn chất lượng sẽ giúp bản in hoàn thiện chất lượng

Việc xuất ra file in ấn chất lượng sẽ giúp bản in hoàn thiện chất lượng

Khi thiết kế bằng phần mềm Illustrator thì hình ảnh phải được Embed vào phần mềm này tránh việc lỗi ảnh khi xuất file in ấn.

Khi gửi file cho bên nhà in bạn có thể gửi file thiết kế gốc hoặc xuất ra định dạng file TIFF theo hệ màu, kích thước mình cần in. Hệ màu được sử dụng trong ngành in hiện nay là CMYK.

Sau đây là chi tiết về các định dạng file có thể xuất ra file in:

  • .ai: là đuôi của phần mềm thiết kế đồ họa Adobe Illustrator.
  • .eps: đây là định dàng file được xuất ra từ phần mềm Adobe Illustrator. Chúng có độ phân giải cao và có thể tương thích với nhiều phần mềm thiết kế khác.
  • .cdr: đây là định dạng file thiết kế của phần mềm Corel Drawn.
  • .tiff: đây là định dạng ảnh bitmap được sử dụng trong ngành in ấn, chúng có độ phân giải cao.
  • .psd: đây là định dạng file thiết kế của phần mềm Adobe Photoshop.
  • .jpg, jpeg: đây là định dạng ảnh thông thường dùng trong ngành nhiếp ảnh.
  • .indd: đây là định dạng file của phần mềm Adobe InDesign.
  • .pdf: định dạng file này được tạo ra từ phần mềm Adobe Acrobat.
Các định dạng file thường sử dụng trong in ấn

Các định dạng file thường sử dụng trong in ấn

Độ phân giải phù hợp cho file in ấn là bao nhiêu?

Độ phân giải là chỉ số điểm ảnh hoặc pixel để tạo nên hình ảnh. Chúng được đo lường bằng pi hoặc dots/ inch, khi chỉ số này càng cao thì đồng nghĩa với việc hình ảnh này rõ nét. Khi in ấn cho chất lượng cao hơn file có độ phân giải thấp.

Độ phân giải dùng cho file in thường là bao nhiêu?. Câu trả lời là khoảng 150 – 300 dpi tùy theo loại máy và 400 dpi cho các loại văn bản, tài liệu.

Câu hỏi: khi kích thước file tôi gửi nhỏ hơn kích thước cần in hoặc độ phân giải thấp thì hình ảnh in ra có tốt không?

Trả lời: nếu file in có chất lượng thấp hoặc kích thước nhỏ hơn khi in ra có thể không đạt chất lượng như mong muốn. Sắc Kim luôn khuyến khích khách hàng gửi file có kích thước lớn hơn hoặc bằng kích thước cần in và độ phân giải của file nên đạt trong mức có thể in ấn được.

Lời khuyên hữu ích dành cho bạn

  • Độ phân giải trên màn hình của bạn sẽ không phản ánh chính xác độ phân giải của file vì kích thước file in thật thường sẽ lớn hơn màn hình máy tính của bạn.
  • Ảnh chụp dùng để in nên chụp ở chế độ có độ phân giải cao để in được nhiều kích thước theo yêu cầu.
  • Hệ màu in là CMYK vì thế trước khi gửi file qua nhà in hãy chuyển qua chế độ màu CMYK trước nhé.
  • Luôn luôn giữ định dạng file thiết kế gốc để sau này dễ dàng chỉnh sửa hoặc lấy ra in lại.
File in sẽ được in dưới hệ màu CMYK

File in sẽ được in dưới hệ màu CMYK

Đơn vị chuyên in ấn chất lượng tại TPHCM

Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành in ấn, công ty Sắc Kim đã và đang cải thiện quy trình, nâng cao chất lượng đội ngũ, dịch vụ giúp đem lại cho khách hàng các mặt hàng in ấn chất lượng, nhanh chóng.

Tại Sắc Kim có các dịch vụ in bao gồm:

  • In kỹ thuật số: in bạt, in decal, in pp, in uv, in backlit film,…
  • In offset: in danh thiếp, in tờ rơi, in catalogue, in tem nhãn,…

Để liên hệ đặt hàng, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo hotline: 0987 191 183 nhé.