Dập nổi là gì? Thông tin cần biết về dập nổi ấn phẩm in

Dập nổi là 1 trong các kỹ thuật gia công sản phẩm in ấn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực in ấn giúp sản phẩm in trở nên đẹp, thẩm mỹ hơn. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, khách hàng đang muốn tìm hiểu về kỹ thuật dập nổi nhưng họ vẫn chưa biết được lợi ích và ứng dụng của nó. Hôm nay, công ty TNHH Sắc Kim sẽ giới thiệu đến bạn dập nổi là gì cùng các thông tin liên quan về kỹ thuật này nhé.

Dập nổi là gì?

Dập nổi (bế nổi) là kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm in ấn sau khi in bằng cách lấy khuôn dập lên bề mặt giấy để tạo thành phần nội dung nổi. Điều này sẽ giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn, giúp nhấn mạnh các chi tiết như logo, thương hiệu, biểu tượng để khách hàng dễ chú ý. Sản phẩm khi thực hiện dập nổi xong sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn sản phẩm in thông thường.

Nguyên lý của dập nổi là sử dụng hai khuôn được thiết kế trước sau đó ép tạo với nhau để tạo thành phần nội dung nổi. Giấy được tác động dưới 1 lực nhất định sẽ làm 1 phần của mặt giấy được nâng lên vĩnh viễn.

Dập nổi sẽ thực hiện theo nguyên lý dùng khuôn tác động lên bề mặt giấy

Giống với dập nổi là dập chìm, đây là cách làm cho phần nội dung bên trong chìm xuống, cũng tạo nên điểm nhấn và tính thẩm mỹ cho sản phẩm in. Kỹ thuật này thường được áp dụng trên các ấn phẩm in của doanh nghiệp, công ty như: danh thiếp, thiệp cưới, tờ rơi, tờ khuyến mãi,…nhằm thu hút khách hàng hơn.

Các lưu ý khi áp dụng kỹ thuật thúc nổi cho các sản phẩm in

Kỹ thuật này hiện đang được áp dụng nhiều cho ngành in ấn, gia công khi khách hàng yêu cầu. Chúng đã được phát triển từ rất lâu và đến nay hầu như doanh nghiệp in ấn nào cũng sử dụng. Sau đây, bạn hãy tìm kiểu kỹ hơn về kỹ thuật gia công này nhé.

Khuôn bế sử dụng sẽ có 2 mặt: mặt âm và mặt dương, nghĩa là 1 mặt nổi còn 1 mặt chìm. Khi thiết kế các phần nội dung in ấn nên được tránh khỏi các phần dập nổi này. Nếu bạn chỉ muốn nổi lên 1 mặt và ông ảnh hưởng tới mặt kia thì giải pháp là in 2 mặt sau đó dập nổi 1 mặt rồi dán lại.

Kỹ thuật thúc nổi sẽ làm 1 mặt nổi, 1 mặt chìm

Kỹ thuật thúc nổi sẽ làm 1 mặt nổi, 1 mặt chìm

Ưu điểm khi áp dụng kỹ thuật dập nổi

  • Kỹ thuật gia công này đem lại sự đột phá cho các sản phẩm in ấn. Khi được dập nổi, khách hàng sẽ dễ dàng thu hút, tạo sự đột phá khi doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật này sẽ tốn thêm chi phí gia công nên sẽ thích hợp với những doanh nghiệp đặt hàng in với số lượng nhiều.
  • Kỹ thuật dập nổi hiện nay có 2 loại bao gồm: dập nổi không màu và dập nổi có màu in. Chi phí dập nổi màu in sẽ đắt hơn vì chúng sẽ tạo được nội dung có màu in ở bên trong.
  • Công nghệ sản xuất này sẽ tạo ra những sản phẩm in đem lại ấn tượng, thẩm mỹ cho người xem. Vì thế, những chi tiết thật quan trọng như logo, hoa văn,…người ta mới sử dụng phương pháp dập nổi.
Những sản phẩm làm bằng phương pháp dập nổi sẽ có tính thẩm mỹ, độ hoàn thiện cao hơn

Những sản phẩm làm bằng phương pháp dập nổi sẽ có tính thẩm mỹ, độ hoàn thiện cao hơn

Các thông tin cần biết khi khách hàng chọn kỹ thuật dập nổi

Trước khi chọn dịch vụ dập nổi thì bạn hãy tìm hiểu xem còn có dịch vụ gia công nào trên giấy in nữa không rồi mới lựa chọn. Vì mỗi sản phẩm in chỉ nên thực hiện 1 phương pháp gia công thêm. Hãy xem xem dập nổi có phù hợp với sản phẩm mình đang chọn hay không? Từ đó sẽ giúp bạn làm ra những sản phẩm cao cấp, chất lượng và đầy tính thẩm mỹ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.

Chọn loại giấy in phù hợp để tiến hành sản xuất

Do kỹ thuật này sẽ làm thay đổi bề mặt giấy cho nên khi đặt in bạn cần lựa chọn các loại giấy cao cấp, có định lượng cao để dễ dàng thực hiện. Có khá nhiều loại giấy hiện nay có thể đáp ứng được nhu cầu này là giấy mỹ thuật, giấy couche,…

Chọn định lượng giấy cao từ 250gsm trở lên

Phương pháp dập nổi nếu sử dụng trên loại giấy quá mỏng sẽ có khả năng bị rách giấy. Vì thế khách hàng cần ưu tiên lựa chọn loại giấy có định lượng lớn, dày, bền để thực hiện phương pháp gia công này.

Thông thường định lượng giấy phù hợp sẽ từ 250 – 350gsm. Đối với các ấn phẩm không in thì bạn có thể lựa chọn định lượng cao hơn 350gsm.

Chọn phần nội dung cần dập nổi

Thông thường, nội dung card visit thường được làm theo tiêu chuẩn cố định và phần nội dung ở bên trong sẽ được thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Nếu đặt hàng với số lượng nhiều sẽ giảm được chi phí, còn nếu làm với số lượng ít thì chi phí sẽ cao do làm khuôn dập nổi sẽ mất nhiều thời gian.

Chọn dập nổi thì nên in kỹ thuật số hay in offset

Đối với các ấn phẩm in trên thị trường hiện nay thường sẽ được sản xuất theo 2 công nghệ in chính là in kỹ thuật số và in offset. Nếu đặt với số lượng ít thì công nghệ in kỹ thuật số sẽ phù hợp còn nếu bạn đặt in số lượng nhiều thì hãy lựa chọn công nghệ in offset. Xét theo nhu cầu sử dụng danh thiếp hoặc các ấn phẩm số lượng nhiều của doanh nghiệp thì đặt in offset là sự lựa chọn hợp lý nhất.

Kỹ thuật in dập nổi trên giấy sẽ có chi phí sản xuất cao hơn và thời gian nhận hàng cũng lâu hơn các phương pháp in thông thường khác.

Phương pháp dập nổi thích hợp cho các sản phẩm in offset hàng loạt

Phương pháp dập nổi thích hợp cho các sản phẩm in offset hàng loạt

Ứng dụng thực tế của sản phẩm in dập nổi

Như nội dung bạn đã đọc sơ lược ở trên, in thúc nổi thường được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp, mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Hiện nay, kỹ thuật này thường được ứng dụng để sản xuất name card, làm các loại bao bì cao cấp cho sản phẩm doanh nghiệp phân phối trên thị trường

Đặc biệt, mỗi doanh nghiệp có thể thiết kế phần dập nổi khác nhau để tạo thành nét riêng cho những sản phẩm của mình. Doanh nghiệp cũng không nên áp dụng phương pháp này đại trà, sẽ gây nhiều tốn kém.

Trên đây là khái niệm dập nổi là gì cùng những thông tin liên quan tới kỹ thuật dập nổi. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm những kiến thức hữu ích để chọn phương pháp gia công phù hợp cho sản phẩm in của mình nhé.