Trên thị trường hiện nay công việc sản xuất sách có thể làm trên nhiều loại giấy in sách khác nhau. Trong các loại giấy in sách thì loại nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn? Trong bài viết này công ty Sắc Kim sẽ đề xuất cho bạn một số loại giấy dùng để sản xuất sách và cách chọn loại giấy cho phù hợp.
Giấy in sách là gì?
Giấy in sách còn được gọi với tên khác là giấy, chúng được sản xuất theo dạng đặc biệt chỉ dành cho việc xuất bản báo chí cũng như việc in ấn truyền thông các loại sách.
Các loại giấy chuyên dùng để in sách có định lượng khá nhẹ từ 60 – 90gsm và khi bán thường có thể tích, diện tích riêng theo quy định của từng loại.
Ngoài ra, khác với các loại giấy văn phòng, giấy dùng để làm sách thường không có màu trắng tinh, chúng sẽ có độ sáng thấp, có màu hơi ngà để người dùng có thể tiện đọc không bị lóa mắt, từ đó gia tăng trải nghiệm đọc sách của độc giả.
Top 8 loại giấy in sách tốt được người tiêu dùng bình chọn
Tùy vào mục đích sản xuất và yêu cầu của từng đơn vị sản xuất sách mà nhà in sách sẽ lựa chọn loại giấy in phù hợp để đáp ứng thị hiếu của khán giá cũng như đảm bảo về mặt sản xuất giá thành.
In sách bằng giấy tráng phủ
Giấy tráng phủ là loại giấy có bề mặt có tính chất phản chiếu ánh sáng cao, bề mặt của giấy bóng giúp mực in lên đậm màu và rõ nét. Lớp tráng phủ trên bề mặt giấy thường được làm từ cao lanh, bột đá, kim loại,…
Các loại giấy dùng để làm sách nằm trong nhóm này:
- Giấy couche: có bề mặt bóng, láng, mịn, có màu trắng khi khi in lên nhìn rất sáng và bắt mắt. Giấy C thường có định lượng phổ biến từ 90 – 120gsm hoặc các mức cao hơn dùng để sản xuất các ấn phẩm in khác.
- Giấy bristol: loại giấy này có tính chất khá giống với giấy C nhưng do chúng được sản xuất từ nhiều lớp giấy khác nhau nên có độ cứng và trọng lượng nặng hơn chút. Loại giấy này có nhiều định lượng nhưng nhóm định lượng cao thường được ưu tiên dùng để in giấy màu hoặc dùng làm sản xuất bìa sách.
- Giấy Ivory: khá giống với giấy bristol nhưng có bề mặt sần hơn và tính chất đàn hồi của bề mặt khá tốt, thường dùng làm các loại giấy mặt trong của sách và chúng sẽ có nhiều định lượng khác nhau. Các nhà sách thường chọn loại định lượng mỏng để in nội dung bên trong sách.
- Giấy duplex: có bề mặt máu trắng và láng mịn gần giống với giấy Bristol, mặt còn lại của giấy có màu sẫm như giấy bồi. Giấy duplex thường có định lượng lớn khoảng 300gsm/m nên thường dùng làm hộp giấy, bìa sách dày.
- Giấy crystal: giấy có 1 mặt bóng láng, mặt còn lại thì nhám. Trong một số trường hợp loại giấy này sẽ được đem sử dụng chung với giấy couche hoặc bristol.
In sách bằng giấy tráng không phủ
Khác với các loại giấy được tráng phủ, loại giấy không được tráng phủ sẽ có bề mặt nhám không bóng và chúng sẽ được sản xuất theo nhiều màu khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu riêng của từng khách hàng.
Ngoài ra, giấy không tráng phủ có thể dùng viết để viết lên bề mặt giấy. Các loại giấy dùng để in sách nằm trong nhóm không tráng phủ bao gồm:
- Giấy ford: loại giấy này rất hay được sử dụng phổ biến hàng ngày và chúng thường có định lượng từ 70 – 80gsm. Rất thích hợp để in sách, làm giấy tiêu đề, giấy note,…Mức độ bám của mực in hay mực viết trên loại giấy này là rất tốt
- Giấy kraft: loại giấy này thường được sản xuất có màu nâu và một số đơn vị có nhập màu trắng theo yêu cầu sử dụng của khách hàng. Giấy kraft có định lượng đa dạng từ 50 – 135gsm. Chúng được làm từ bột giấy hóa học, có tính phân hủy nhanh ngoài môi trường nên thích hợp để in các loại sách có tính chất hoài cổ.
- Giấy mỹ thuật: loại giấy này có chất lượng tốt, sở hữu được nhiều màu nên nhiều nhà sản xuất dùng chúng để in sách, in lịch, in thiệp cưới,…chất lượng sản phẩm in ra trên giấy mỹ thuật rất tốt và được nhiều người đánh giá cao.
Một số loại giấy in sách thông dụng khác
Ngoài 6 loại giấy phổ biến như trên thị hiện nay người dùng còn có thể sử dụng một số loại giấy khác để in sách như:
- Giấy c100
- Giấy c150
- Giấy c200
- Giấy ford 80
- Giấy ford 70
Lời kết
Trên đây là top 8 loại giấy in sách và đặc điểm của từng loại giấy. Hy vọng bạn sẽ tìm được chất liệu tốt để phục vụ công việc xuất bản của mình.