In lụa là dịch vụ in ấn đã xuất hiện từ lâu tại Việt Nam và đã từng trải qua giai đoạn. Hiện tại 2020 thì in lụa có còn phổ biến không? Chúng ta hãy xem qua bài viết này để biết thêm thông tin về dịch vụ in lụa bạn nhé.
In lụa là gì?
In lụa là gì? Đây là phương pháp in ấn đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Kỹ thuật in này đã được áp dụng gần 100 năm, bắt đầu từ năm 1925 ở Châu Âu. Với mục đích chính là sản xuất thời những sản phẩm thời trang như áo, giày, thủy tinh, vải da,…
Quy trình phương pháp in lụa
Ý tưởng in lụa sơ khai đã được con người phát triển từ 1000 năm trước qua kỹ thuật kéo căng sợi tơ trên khung gỗ, hình ảnh gắn dưới khung vải lụa và được chặn lại bởi keo hồ. Người thợ sẽ phết mực qua lỗ tròn khuôn tụ theo từng lớp màu nhất định. Điều này giúp họ in số lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn. Nhược điểm in lụa là chỉ thích hợp đặt hàng số lượng nhiều khi tốn nhiều thời gian để làm khuôn in.
Đầu tiên người ta sử dụng vải tơ tằm để in lụa, sau này được áp dụng thêm một số loại vải khác như: vải bông, vải sợi hóa học, vải thun. Tới hiện tại người ta có phát triển thêm kỹ thuật in lưới, kỹ thuật này có nguyên lý giống như in lụa nhưng thay khuôn lụa bằng khuôn lưới kim loại.
Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi tìm được 2 video dạy học in lụa. Mời bạn xem qua cách in lụa qua 2 video dưới đây:
Học in lụa thủ công đơn giản part 2
Theo nguyên lý, in lụa sẽ dựa trên nguyên lý thấm mực xuyên qua bản lụa xuống bề mặt bạn cần in. Những phần không cho mực thấm qua sẽ bị chặn lại bởi hồ hoặc hóa chất chuyên dụng.
Ngày trước, do kỹ thuật này chưa có máy hỗ trợ nên công việc in lụa sẽ được làm bằng tay hoàn toàn. Sau này, máy in lụa ra mắt giúp bản in lụa đẹp hơn và in nhanh hơn so với làm thủ công.
In lụa hiện nay có thể được áp dụng trên nhiều chất liệu khác nhau như: vải, thủy tinh, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy hoặc in gạch men để làm nội thất.
Các vật liệu in lụa thông dụng nhất
Ngày nay, phương pháp in lụa cho phép in trên những vật liệu sau đây:
– In lụa trên giấy
– In lụa gia công trên vải
– In lụa trên bao bì giá rẻ
– In lụa trên gỗ
– In lụa trên kính
– In lụa trên pp
– In lụa trên mica
Phân loại kỹ thuật in lụa
Dựa theo khuôn in, in lụa bao gồm những loại hình sau đây:
– In lụa số lượng ít trên bàn thủ công.
– In lụa kỹ thuật số trên bàn có cơ khí hóa một số thao tác.
– In lụa đẹp chất lượng cao trên máy in tự động.
Phân loại theo hình dạng khuôn in, chúng ta có dạng
– In lụa chuyên nghiệp theo khuôn hình tròn.
– In theo dạng khuôn lưới phẳng.
Phân loại theo những phương pháp in, chúng ta có những dạng sau:
– In trực tiếp
– In phá gắn
– In dự phòng
Những kỹ thuật in xuất hiện sau in lụa
In offset
Đây là kỹ thuật ép mực in lên các tấm cao su (hay còn gọi là tấm offset) sau đó ép miếng cao su chứa mực in lên giấy. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả sẽ giúp bề mặt bản in không dính nước.
In offset thường có khuôn sẵn, ép bản in vào khuôn và thường in với số lượng lớn. Các ưu điểm thường thấy khi áp dụng kỹ thuật in offset là:
– Chất lượng in ấn cao, rõ nét, bề mặt bản in sạch. không bị thấm nước, không gây lem mực.
– Hiệu suất in tốt khi đặt hàng số lượng nhiều, máy có thể sản xuất hàng chục nghìn bản in trong thời gian ngắn.
– In trên nhiều chất liệu khác nhau như: vải, gỗ, kim loại, da, giấy thô nhám.
– Bạn in offset có chất lượng tốt, màu in đều và sử dụng được trong thời gian dài.
In kỹ thuật số
In kỹ thuật số là công nghệ in phun quảng cáo phổ biến nhất Việt Nam. Chúng sử dụng nhiều trong các chương trình, sản phẩm quảng cáo. Đây là giải pháp quảng cáo được hàng triệu doanh nghiệp lựa chọn trên cả nước.
Chúng in dựa trên nguyên lý in ảnh trực tiếp lên các phương tiện truyền thông đa dạng. Các công nghệ in được áp dụng cho nghành in kỹ thuật số là công nghệ in phun hoặc in laser.
In offset và công nghệ kỹ thuật số là hậu bối của in lụa nên chúng có những ưu điểm về thời gian in cũng như chất lượng in tốt hơn in lụa.
So sánh 3 loại hình in trên
Để so sánh lụa và in offset, in lụa và in kỹ thuật số, bạn có thể xem qua các video trên youtube để thấy những phương pháp này được thực hiện thế nào.
In lụa có điểm mạnh là in lên vải rất tốt, ngày trước kỹ thuật này thường dùng in áo, quần cho các shop thời trang. Việc thiết lập khung in lụa sẽ mất nhiều thời gian, vì thế không thích hợp với việc sản xuất số lượng ít.
In offset cho những bản in giống nhau và đồng đều nhưng có nhược điểm là mất thời gian thiết lập khuôn in và thích hợp khi đặt hàng số lượng lớn. Việc đặt hàng số lượng nhiều sẽ tiết kiệm được thời gian thiết lập khuôn in.
Nói về sự tiện dụng thì in kỹ thuật số là tiện lợi nhất. Kỹ thuật này cho phép in nhiều bản khác nhau mà không mất thời gian thiết lập khuôn in như offset. Nhược điểm của in kỹ thuật số là không in được các bản in giống nhau nhanh bằng in offset.
Xét về thời điểm ra mắt, in offset và in kỹ thuật số đều là hậu bối sinh sau đẻ muộn, cho nên về sau in lụa dần đánh mất lợi thế trước các công nghệ in mới. In kỹ thuật số đã in được trên nhiều vật liệu, điều mà ngày trước in lụa chưa làm được, việc làm thủ công và đầu tư máy móc vào in lụa cũng không còn nhiều nữa.
Lời kết
Qua bài viết chúng tôi đã giới thiệu đến bạn in lụa là gì và một số đặc điểm của kỹ thuật in lụa. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về các phương pháp in ấn nhé.
Từ khóa liên quan: báo giá in lưới – in lụa trên vải, in lụa trên giấy, in lụa bao bì giá rẻ, in lụa gia công trên vải gò vấp – tphcm,…