Vải canvas là chất liệu vải đang được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang, may mặc và trang trí. Hôm nay, nếu như quý khách đang tìm hiểu vải canvas là gì? Đặc điểm và ứng dụng thực tế của chất liệu này thì hãy xem bài viết sau đây nhé.
Chất liệu vải canvas là gì?
Vải canvas (vải bố) là 1 loại vải được làm từ thành phần chính là cây gai đầu. Khi nhìn vào bề mặt của loại vải này bạn sẽ thấy các sợi vải được dệt ngang hình lưới, khi sờ cảm giác khá thô và độ bền khá tốt.

Chất liệu vải canvas thô sẽ có màu kem
Do có đặc tính bền, bám mực tốt nên hiện nay vải canvas được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, may mặc và trang trí.
Nguồn gốc xuất xứ của chất liệu vải canvas
Trong những giai đoạn đầu tiên của ngành dệt may, cây gai dầu chính là vật liệu chính được dùng để sản xuất nên vải canvas. Sau này, khi kỹ thuật dệt vải ngày càng phát triển, người ta đã làm vải canvas bằng các nguyên liệu như: cotton, sợi nhựa tổng hợp, sợi lanh,…
Từ khoảng 3000 năm TCN, người Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất dây thừng được làm từ sợi gai dầu. Vào khoảng 1500 TCN, người Ấn Độ đã phát triển thêm bông kết hợp với gai dầu để sản xuất các loại vải may mặc.
Vào thế kỷ VIII, Saracens và Moors đã mang về Châu Âu một số loại bông đến từ châu Phi và từ đó bông được kết hợp với sợi gai dầu dùng để chế tạo cánh buồm cho các con thuyền.
Vải canvas thực sự phổ biến vào thế kỷ 20 khi J.Edmond & Sons đã tiến hành sản xuất vải canvas dựa trên hệ thống tự động băng chuyền và máy móc hơi nước.
Vải canvas được sản xuất như thế nào?
Nguyên liệu chính để sản xuất loại vải canvas chính là sợi cây gai dầu. Người thợ dệt sẽ tiến hành tách các sợi gai dầu ra sau đó dệt lại với nhau theo kỹ thuật dệt ngang (dệt trơn). Đây là kỹ thuật dệt cơ bản đã xuất hiện từ lâu trong ngành dệt vải may mặc.

Bề mặt của vải canvas sẽ được dệt theo kiểu dệt ngang
Để thực hiện kỹ thuật này, ban đầu người thợ dệt sẽ cố định các sợi nằm dọc và bắt đầu dệt các sợi ngang xen kẽ với các sợi dọc.
Kỹ thuật này giống với cách làm chiếu của ông bà ta thời xưa, những sợi gai dầu có trọng lượng nặng hơn các loại sợi khác nên sử dụng kỹ thuật dệt trơn sẽ thích hợp.
Ưu nhược điểm của chất liệu canvas
Ưu điểm:
- Có khả năng chống nước tốt, một số loại vải canvas trong quá trình sản xuất sẽ được xử lý giúp vải có khả năng chống nước. Điều này giúp các cơ sở sản xuất làm ra loại vải chuyên dùng làm ô dù, lều cắm trại, thuyền buồm,…
- Chất liệu có khả năng chống chịu lực tốt có thể dùng làm các loại túi đựng, bao.
- Có khả năng in ấn bám mực tốt, dễ tạo hình sản phẩm, hiện thông tin doanh nghiệp phân phối.
- Có độ bền cao, bề mặt ít mài mòn, chịu lực tốt.
- Vệ sinh dễ dàng mà không ngại bụi bẩn.
Nhược điểm:
- Chất vải dày, nhìn khá thô, không thích hợp dùng làm sản phẩm thời trang cao cấp.

Chất liệu canvas có thể dùng để in hình ảnh trang trí
Phân loại một số dòng vải canvas phổ biến
Phân loại vải canvas theo nguyên liệu sản xuất
Làm từ sợi gai dầu
Đây là chất liệu đầu tiên dùng để sản xuất vải bố, khi dệt loại vải này nhìn khá thô, có khả năng đàn hồi, chống ẩm mốc và chịu lực tốt. Thường dùng túi đựng, bao đựng thay vì làm áo quần.

Chất liệu vải canvas thô được làm từ cây gai dầu
Làm từ chất liệu cotton
Cotton có tên gọi khác là sợi bông có độ mỏng, mịn màng hơn sợi gai dầu nên loại vải canvas làm từ chất liệu này thường đặt làm may áo thun đồng phục cho công nhân xí nghiệp, công ty.
Làm từ sợi tổng hợp
Loại sợi này được làm từ sợi bông, vải lanh kết hợp cùng PVC. Do được xử lý nhiều tùy theo nhu cầu khách hàng mà chúng có khả năng chống nước, độ bền cao và khả năng in ấn tùy vào mặt hàng sản xuất đầu ra.

Chất liệu canvas được làm từ sợi tổng hợp
Làm từ sợi vải nilen
Mặc dù loại vải canvas này có giá đắt hơn 2 – 3 lần so với canvas thông thường nhưng chất lượng, trải nghiệm sử dụng sẽ cực kỳ thoải mái, nhẹ nhàng khi dùng làm các sản phẩm thời trang.
Phân loại chất liệu vải canvas theo định lượng
- Canvas 100% polyester
- Canvas 100% cotton
- Canvas 65% cotton, 35% polyester
Hướng dẫn cách nhận biết vải canvas đơn giản
Loại vải này sẽ có những đặc điểm chỉ riêng nó mới có, chỉ cần lấy tay sờ vào hoặc nhìn bằng mắt cũng nhận biết được. Sau đây là hướng dẫn cơ bản cho bạn để nhận biết vải canvas:
Nhận biết canvas bằng mắt thường
Vì đa số chất liệu vải này thường làm bằng sợi gai dầu nên khi mới làm nhìn chúng sẽ rất thô, cứng, màu kem, một số loại có màu nhuộm nên bạn có thể nhận biết dễ dàng.

Chất liệu vải canvas có thể nhìn dễ dàng bằng mắt thường
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tay để nhận biết, khi sờ vào bề mặt vải sẽ thô, cứng, không được mềm mại như các loại vải khác.
Nhận biết bằng cách đốt
Đối với các loại vải canvas làm từ sợi tổng hợp sẽ dễ nhầm lẫn với một số loại vải khác nên sẽ có cách thử là đốt. Khi cháy vải sẽ toát ra mùi nhựa và phần bị cháy sẽ vón cục, không cháy thành tro. Nguyên nhân là trong thành phần của vải có PE, Nylon.
Ứng dụng phổ biến của vải canvas hiện nay
Ngày nay, chất liệu canvas được sử dụng trong nhiều nhu cầu khác nhau. Hiện nay, khách hàng đã không còn xa lạ gì với các ứng dụng của chất liệu vải canvas.
Làm các loại đầm, váy
Với công nghệ dệt ngày càng hiện đại và chất liệu làm vải cũng ngày càng được cải tiến. Thiết kế các bộ đầm dạ tiệc hoặc váy làm bằng vải canvas không còn là điều quá khó khăn. Bạn sẽ không khó bắt gặp các bộ đầm xinh đẹp có phần độc lạ được làm từ các loại vải này.
Làm các loại giày dép
Các loại vải canvas có độ bền tốt, có tính thẩm mỹ và có thể in được. Một số khách hàng thích loại giày được làm từ canvas thô nhìn rất cổ điển.
Làm balo, túi xách
Do tính chất chịu được trọng lượng tốt nên chúng cũng thường được dùng để may ra các loại túi, bao, balo dùng đựng đồ. Những sản phẩm làm ra được nhiều các bạn nữ ưa chuộng vì trông đơn giản, cổ điển.
Dùng làm khăn trải bàn
Bên cạnh làm các mặt hàng thời trang thì chất liệu vải canvas còn được dùng làm các loại khăn trải bàn dùng cho quán ăn, quán cafe, nhà hàng sang trọng. Các sản phẩm này thường được nhuộm theo màu sọc caro, màu đơn hoặc họa tiết để tạo nên các phong cách khác nhau.
Tuy nhiên, nhược điểm của chúng khi dùng làm khăn trải bàn là có trọng lượng khá nặng, khó giặt giũ, phơi lâu khô và giá thành đắt. Nhưng nếu bạn yêu thích sự sang trọng, cổ điển thì nên dùng loại khăn này.
Dùng làm rèm cửa sổ
Rèm cửa được làm từ vải canvas sẽ có bề mặt khá thô nhưng rất chắc chắn, có khả năng cản sáng tốt nên chúng rất được ưa chuộng trong việc trang trí nội thất. Bạn có thể chọn các loại rèm cửa có tông màu nhẹ nhàng như màu kem, màu trắng để trang trí cho căn nhà của mình nhé.
Dùng làm tranh treo tường
Đối với loại vải canvas dùng làm tranh hầu hết được làm từ chất liệu tổng hợp có khả năng bám mực in, thể hiện màu sắc tốt. Công ty Sắc Kim hiện đang là đơn vị kinh doanh các dòng tranh canvas khổ lớn được làm từ loại vải này.
Trên đây là khái niệm vải canvas là gì cùng các đặc điểm, nguồn gốc và tính ứng dụng của nó. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm những thông tin chi tiết về loại vải được sử dụng nhiều hiện nay nhé.