Bảng màu Pantone là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực thiết kế và in ấn. Nó không chỉ đơn thuần là một bảng màu, mà còn là một hệ thống mã hóa màu sắc giúp đảm bảo rằng màu sắc được sử dụng một cách nhất quán và chính xác trong các sản phẩm, từ bao bì đến trang web. Vậy cùng In ấn Sắc Kim tìm hiểu về hệ màu Pantone nhé
Màu Pantone là gì ?
Màu Pantone hay chính là màu pha, còn được gọi là màu thứ 5, sau 4 màu cơ bản trong hệ màu CMYK.
Trong hệ thống của PMS, những màu đã được các chuyên gia nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế và đánh mã cụ thể để đưa vào hệ thống này được gọi là màu Pantone. Đây là hệ thống so khớp màu mà các nhà thiết kế và nhà in ấn sử dụng đảm bảo tính nhất quán
Bộ màu Pantone được phân loại như thế nào?
Phân loại sẽ giúp cho nhà thiết kế có thể chọn được bảng màu phù hợp với ấn phẩm của mình. Bộ màu Pantone được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí như sau:
Theo mục đích sử dụng
Dựa theo mục đích sử dụng thì bộ màu Pantone được chia thành 2 loại:
- Pantone Formula Guide: chuyên dùng trong lĩnh vực pha mực cho in ấn và sản xuất.
- Pantone CMYK: có độ chuẩn sắc rõ nét, chuyên dùng để thiết kế cho các ấn phẩm đồ họa.
Theo vật liệu tạo mẫu
Với tiêu chí này, bộ màu Pantone cũng được chia thành 2 loại:
- Pantone TPX: bộ màu dùng để in ấn chủ yếu cho vật liệu giấy.
- Pantone TCX: chuyên dùng để in lên những ấn phẩm là vải cotton, chủ yếu dùng trong lĩnh vực nội thất, thời trang.
Theo đặc tính của vật liệu thiết kế
Dựa theo đặc tính vật liệu thiết kế thì bộ màu Pantone cũng được chia thành 2 phân loại:
- Pantone Metallics: được dùng chủ yếu ở trong lĩnh vực thiết kế kim loại.
- Pantone Neon & Pastel: được dùng chủ yếu trong thiết kế giấy decal, bảng hiệu.
Phân biệt hệ màu CMYK, RGB, Pantone
Sau đây cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hệ màu CMYK, RGB và Pantone, để bạn có thể lựa chọn màu sắc hiệu quả cho dự án thiết kế của mình nhé.
- Hệ màu CMYK là hệ màu bù trừ, có nghĩa nó tạo ra màu sắc bằng cách trừ đi ánh sáng từ một bề mặt trắng. Mỗi màu được tạo ra bằng cách pha trộn bốn màu cơ bản lục lam (cyan); đỏ tươi (magenta); vàng (yellow); đen (black). Mục đích màu CMYK là để in ấn các thiết kế như poster, brochure, name card, catalogue, sách hoặc tạp chí,…
- Hệ màu RGB là hệ màu phát xạ, được tạo ra bởi cách kết hợp từ màu đỏ (red); xanh lá (green); xanh dương (blue). Khi ba màu này được kết hợp ở cường độ tối đa, nó tạo ra màu trắng. Hệ màu này được sử dụng cho màn hình và các thiết bị điện tử, dùng cho việc thiết kế web,…
- Hệ màu Pantone là bảng màu tiêu chuẩn, với mã số cụ thể cho từng màu, cho phép các nhà thiết kế và nhà in dễ dàng xác định và tái tạo màu chính xác. Thường được sử dụng trong thiết kế và in ấn
Ứng dụng của màu Pantone trong in ấn
Các nhà thiết kế cần hiểu rõ về ứng dụng của màu Pantone trong đời sống, để giúp cho việc chọn màu và chọn màu ấn phẩm đúng và đẹp mắt.
Cụ thể hệ màu Pantone được sử dụng chủ yếu trong ở trong công nghệ in ấn bao bì. Đôi khi chúng cũng được dùng trong ngành thiết kế thời trang hay thiết kế công nghiệp.
Ngoài ra hệ thống màu này còn được dùng để in tem nhãn, in túi giấy cùng các bao bì cao cấp,… Hiện hệ màu này đã được công nhận bởi nhiều công ty thiết kế cũng như được ứng dụng trên toàn thế giới.
Việc sử dụng hệ màu pantone mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Sử dụng màu Pantone giúp các nhà in và nhà thiết kế đảm bảo màu sắc được tái tạo chính xác qua nhiều sản phẩm và lô in khác nhau.
- Giúp cho nhà thiết kế và nhà in ấn giao tiếp dễ dàng về màu sắc và không bị nhầm lẫn
- Pantone cung cấp những màu sắc phong phú, các nhà thiết kế có thể thỏa sức sáng tạo trên từng chất liệu
- Có thể sử dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau, vải, nhựa, kim loại giúp mở rộng khả năng thiết kế. Đảm bảo màu sắc phù hợp với xu hướng
Trên đây là những thông tin tổng hợp về màu Pantone. Đây thực sự là một hệ màu vô cùng quan trọng, giúp cho công việc thiết kế của các designer thêm rực rỡ. Tùy nhu cầu sử dụng mà bạn hãy lựa chọn những hệ màu phù hợp để cho thiết kế tối ưu, hiệu quả nhất nhé.