Tem nhãn là loại sản phẩm in ấn được sử dụng rất nhiều và phổ biến hiện nay. Chính vì thế, việc làm tem nhãn và chọn chất liệu in tem nhãn đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng hiện nay. Hôm nay, công ty Sắc Kim xin chia sẻ đến bạn các chất liệu thông dụng nhất thường dùng để sản xuất tem.
Tem nhãn giấy
Giấy là loại vật liệu in tem nhãn giá rẻ rất phổ biến và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Những loại tem nhãn này bạn có thể bắt gặp nhiều trên các sản phẩm chai lọ, hộp. Khi dán loại tem này lên, sản phẩm phải được trưng bày trong môi trường thoáng mát sạch sẽ vì giấy khi gặp ẩm ướt sẽ bị hỏng, không còn màu sắc in như ban đầu.
Hiện nay, có 3 loại tem thường sản xuất bằng chất liệu decal giấy chính là:
- Tem mã vạch.
- Tem nhãn sản phẩm chai lọ, thực phẩm, đồ dùng gia dụng.
- Tem bảo hành.
Tem nhãn decal nhựa
Decal nhựa là loại decal in ấn có bề mặt dẻo dai, lớp keo phía sau bám dính tốt vào nhiều loại bề mặt khác nhau. Loại decal này thường được in bằng mực dầu vì thế chúng có khả năng kháng nước, thích hợp sử dụng cho các sản phẩm sử dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc yêu cầu tem dán có độ bền cao.
Tem nhựa PP
Chất liệu nhựa pp là viết tắt tiếng Anh của từ Polypropylene, đây là loại tem nhãn có chất lượng in tốt và độ dày khá bền, bề mặt có màu trắng rất đẹp và màu sắc in lên rõ, tươi. Ngoài ra, chất liệu làm tem này có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 80 độ C.
Tem nhựa Polyester
Cũng khá giống với pp, chất liệu này có độ bền rất cao và được nhiều khách hàng ưa thích làm tem nhãn. Chúng có độ dày khoảng 0.076 mm, bề mặt màu trắng tinh khôi và phía sau có lớp keo dính rất chắc chắn. Điểm nổi bật của dòng vật liệu này là chúng có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 130 độ C.
Chính vì những ưu điểm này mà tính ứng dụng của nó cực tốt và độ bền rất cao. Đặc biệt, khi sử dụng tem làm bằng chất liệu Polyester sẽ có khả năng kháng được các hóa chất có gốc dầu và một số loại dung môi khác.
Tem decal Vinyl dễ vỡ
Đặc điểm của loại chất liệu này là sau 1 thời gian dán vào chúng cực kỳ dễ vỡ khi cố tình bóc ra. Do vậy, chất liệu này hiện nay thường được dùng để làm tem bảo hành hoặc in tem mã vạch, tem niêm phong để khách hàng không thể tháo sản phẩm trong giai đoạn còn bảo hành.
Tem nhựa Polyester mạ kim loại
Khác hẳn với các loại chất liệu trên Polyester mạ kim loại sẽ có bề mặt được mạ dạng kim loại với độ dày khoảng 0.05mm. Loại tem này có khả năng chịu được nhiệt và các loại hóa chất rất tốt, nhờ các đặc điểm nổi bật này mà chúng thường được sử dụng cho các loại máy móc phân phối trên thị trường.
Lời kết
Trên đây là 6 loại chất liệu in tem nhãn phổ biến cùng những đặc điểm chính của chúng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được loại chất liệu làm tem nhãn thích hợp cho mình.